3 công nghệ sạc pin nhanh thông dụng năm 2015
Điều gì bạn quan tâm nhất khi lựa chọn một chiếc điện thoại thông minh?
Với việc smartphone ra đời với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì tiêu chí người dùng cũng có nhiều sự chuyển biến nhất định. Công nghệ sản xuất giữa các hãng cũng như sự chênh lệch giữa các phân khúc điện thoại đang dần được thu hẹp. Người dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cũng như sẽ không quá “mặn mà” chạy theo các model mới nữa.
Những tiêu chí hiện nay mà đại đa số người mua nhắm đến đó chính là mức giá rẻ, cấu hình thích hợp với nhu cầu sử dụng, thương hiệu và một phần cũng khá quan trọng đó là thời lượng sử dụng của máy. Vấn đề công nghệ pin luôn khiến người dùng khó chịu vì hiệu suất thường không thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Nhất là trong thời buổi chạy đua công nghệ giữa các hãng thì điều này lại càng phức tạp hơn. Việc nâng cấp phần cứng, màn hình, tích hợp thêm công nghệ mới nhưng pin vẫn không có nhiều thay đổi khiến cho người dùng công nghệ không mặn mà lắm.
Các nhà sản xuất tập trung chạy đua phần cứng nhưng đại đa số lại không quá chú tâm đến vấn đề cải thiện công nghệ pin và hầu như không có bất cứ thay đổi nào. Và đôi khi người dùng cũng không thể nắm rõ được là model mình đang sử dụng đã được sản xuất theo công nghệ pin nào. Sau đây blog Asus Zenfone Việt Nam sẽ giới thiệu cho các bạn 3 công nghệ sạc pin nhanh phổ biến nhất hiện nay để chúng ta có thể nắm rõ hơn khi chọn mua một dòng smartphone nào.
Công nghệ sạc nhanh Quick Charge 1.0 được phát hành năm 2012 hỗ trợ công suất lên đến 10W, điều này đồng nghĩa với việc ở điện áp 5V thì điện lưu hiện tại có thể đạt 2A. Còn phiên bản công nghệ Quick Charge 2.0 phát hành năm 2013 là nâng cấp của phiên bản 1.0, hiệu suất sẽ đạt được 36W, rút ngắn thời gian sạc pin.
Công nghệ Quick Charge 2.0 được chia thành hai tiêu chuẩn A và B, tiêu chuẩn A phù hợp với điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác. Mức sạc tiêu chuẩn tối đa hiện hành ở tiêu chuẩn A đạt 3A, nếu ở 5V thì hiệu suất sạc điện 15W.
Ví dụ, nếu bạn sử dụng bộ sạc 9V/1.67A thì hiệu quả sạc của thiết bị điện tử sẽ tăng 75%. Nếu sạc pin dung lượng 3300 mAh, Quick Charge 2.0 chỉ cần 30 phút có thể được sạc tới 60%, trong khi sạc thông thường là chỉ có 12%. Ngoài ra, công nghệ 2.0 cũng hỗ trợ ba loại điện áp 5V, 9V, 12V, bộ sạc điện áp cao có thể phù hợp với nhiều thiết bị hơn để tránh tổn thất điện áp, đảm bảo tính hiệu quả.
Trước đây, công nghệ Quick Charge 1.0 chỉ hỗ trợ những thiết bị có bộ xử lý Xiaolong 600, còn Quick Charge 2.0 có thể hỗ trợ các thiết bị điện tử trang bị bộ vi xử lý Xiaolong 200, 400, 410, 615, 800, 801, 805, 810.
Có rất nhiều điện thoại thông minh đã hỗ trợ cho Quick Charge 2.0, bao gồm các Moto X thế hệ thứ 2, Nexus 6, LG G Flex 2, Samsung Galaxy Note 4, Note Edge, Sony Xperia Z3, Z3 Compact, HTC One M8, M9. Đồng thời công nghệ này cũng hỗ trợ một số mẫu điện thoại trang bị bộ xử lý Snapdragon, chẳng hạn như các phiên bản hàng đầu của Samsung như Samsung S6, S6 Edge.
Cũng lưu ý rằng, Quick Charge 2.0 đòi hỏi một bộ sạc điện đầu ra cao, nếu bạn sử dụng những bộ sạc cũ vẫn chỉ được duy trì ở mức thông thường.
Công nghệ MediaTek Pump Express
Ngoài Quick Charge 2.0, cuối tháng 2 năm 2014 và tháng 5 năm nay, MediaTek đã được giới thiệu công nghệ sạc nhanh Pump Express và Pump Express Plus, theo nguồn tin cho biết, tốc độ sạc có thể tăng đến 45%, nhưng cũng cần phải đáp ứng yêu cầu của các bộ sạc.
Hai loại tiêu chuẩn sạc gồm: Công nghệ Pump Express cung cấp năng lượng đầu ra nhỏ hơn 10 W (5V), điện áp đầu ra gồm 5V/4.8V/4.6V/4.4V/4.2V/4.0V/3.8V/3.6V, công suất đầu ra bao gồm 5V/1A và 5V/1.5A. Công nghệ Pump Express Plus Express cung cấp năng lượng đầu ra lớn hơn 15 W, tăng điện áp đầu ra 12V, 9V và 7V, điện áp đầu ra gồm 12V/9V/7V/5V/4.8V/4.6V/4.4V/4.2V/4.0V/3.8V/3.6V.
Hiện tại, Pump Express Plus hỗ trợ hai dòng chip MediaTek MT6595 và MT6732. Được biết, công nghệ này sẽ đem lại tốc độ sạc nhanh hơn 45% so với bộ sạc truyền thống. Bộ sạc đầu tiên được tích hợp công nghệ sạc nhanh của MediaTek là HF-QC-084 với 3 chế độ sạc là: Regular mode: 5V - 1.67A (tương đương công suất 8.35W), Turbo 1: 7V - 1.67A (11.69W) và Turbo 2: 9V - 1.67A (15.03W).
Công nghệ Flash VOOC
VOOC được viết tắt bởi cụm từ “Voltage Open Loop Multi-Step Constant-Current Charging”, đây là giải pháp sạc thông minh, được điều khiển bằng một chip xử lý tích hợp trong bộ sạc và thiết bị nhận.
Chip xử lý này sẽ “điều tiết” hiệu điện thế và dòng điện đầu ra dựa trên mức năng lượng hiện còn lại trong thiết bị sạc, để tăng tốc độ sạc, giảm thời gian sạc điện cho thiết bị. Tuy nhiên, VOOC hiện nay chỉ xuất hiện trên một vài thiết bị của Oppo như smartphone Oppo Find 7, Oppo R5, vv….
VOOC tận dụng tối đa thời gian sạc của thiết bị và chỉ với một mục đích duy nhất đó là cung cấp năng lượng cho điện thoại di động một cách an toàn, nhanh nhất và quá trình này hoàn toàn có thể nâng cấp sau này. Như vậy, trong một trạng thái thời điểm nhất định, VOOC đáp ứng đúng nghĩa đen của cụm từ “sạc nhanh” theo tiêu chính an toàn đồng thời VOOC còn mang ý nghĩa của một công nghệ “sạc nhanh thông minh”.
Nguồn: internet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét